Tin Tức

BÀI VIẾT KỸ THUẬT BỆNH CONG THÂN ĐỤC CƠ TRÊN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

BÀI VIẾT KỸ THUẬT

BỆNH CONG THÂN ĐỤC CƠ TRÊN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

Nhân viên: TRẦN ĐỨC CẢNH

Khu vực: BẠC LIÊU

1. Biểu hiện bệnh  

          Bệnh cong thân, đục cơ thường xuất hiện ở tôm từ 10 ngày tuổi trở lên, biểu hiện phần mô cơ chạy dọc theo cơ thể tôm trở nên trắng đục kèm theo hiện tượng cong thân. Bệnh này nếu không can thiệp kịp thời có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm.

 

Tôm bị bệnh cong thân đục cơ

(Nguồn: http://testsera.vn/index.php/kinh-nghiem-nuoi-tom)

2. Nguyên nhân

          + Do sốc môi trường: Bệnh xảy ra khi nhấc nhá lên khỏi mặt nước vào ban ngày, chài tôm khi trời nóng tôm sẽ bị sốc do sự chênh lệch nhiệt độ. Khi bật và tắt quạt làm tôm giật mình phản ứng lại hoặc trường hợp thu tỉa làm tôm bị stress khiến cơ bị đục một phần hay toàn bộ cơ thể. Nắng mưa xen kẽ làm tôm bị sốc nhiệt dễ mắc bệnh cong thân và đục cơ.

          + Do thiếu khoáng: Trong môi trường ao nuôi không cung cấp đủ khoáng cho tôm hoặc độ mặn cao diễn ra quá trình cạnh tranh ion làm tôm khó hấp thu khoáng dẫn đến tôm bị bệnh.

          + Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể kể đến như: tôm thả nuôi với mật độ cao, không phù hợp với diện tích và mực nước ao nuôi, tôm thiếu dinh dưỡng.

ü    Hiện bà con nuôi tôm khu vực Đông Hải, Bạc Liêu thường gặp tình trạng này khiến tôm chậm lớn, giảm năng suất, vì vậy để có cách phòng trị bệnh đục cơ, cong thân, mềm vỏ hiệu quả, cần phải kiểm tra thường xuyên tôm nuôi trong ao, để phát hiện sớm phòng ngừa hiệu quả và giảm chi phí.

Giải pháp của công ty Tâm Việt:

Điều chỉnh pH, kiềm và các thông số môi trường trong ngưỡng thích hợp cho tôm, kết hợp:

+ Dùng Vitamin C (C300) 0,5 kg/ 1000m3: tạc lúc trưa nắng và khoáng Nanocal 168 3-5 kg/ 1000m3 kết hợp với khoáng  Kapo -L 1kg/1000m3: vào buổi tối.

+ Bổ sung Pro D3: 1-3 ml/1 kg thức ăn, Canxiforte: 5-7g/1kg thức ăn, C300: 3-5g/1kg thức ăn vào khẩu phần ăn giúp tôm chống sốc, giảm stress và khoáng chất cần thiết cho tôm.