Tin Tức

PHẦN 3: KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA AQUA CLEAN TRONG NUÔI TÔM VÀ XÁC ĐỊNH LIỀU DÙNG PHÙ HỢP

PHẦN 3: KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA AQUA CLEAN

TRONG NUÔI TÔM VÀ XÁC ĐỊNH LIỀU DÙNG PHÙ HỢP

Sau khi trải qua hai quá trình nghiên cứu về Aqua clean. Phần 1: Xác định ngưỡng an toàn của Aqua Clean; Phần 2: Xác định liều ức chế vi khuẩn gây hại trên tôm nuôi.

Hình ảnh thu được sau 2 lần thí nghiệm

Vừa qua, tại phòng thực nghiệm Công ty Tâm Việt tại xã Thạnh Phước, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, nhân viên kỹ thuật của công ty đã tiến hành nghiên cứu nhằm xác định khả năng ứng dụng của Aqua clean trong nuôi tôm và liều dùng phù hợp. Quá trình thí nghiệm diễn ra trong 6 ngày (29/10-03/11/2018)

      Mục đích của thí nghiệm lần này là: Xác định nồng độ (ppm) thấp nhất (MIC) mà Aqua Clean có thể gây ức chế sự phát triển của vi khuẩn Vibrio sp. gây hại trong ao nuôi tôm, từ đó tìm ra các nồng độ có thể diệt vi khuẩn Vibrio sp trong ao nuôi tôm.

 

Quá trình thí nghiệm của nhân viên kỹ thuật công ty Tâm Việt

    Quá trình thí nghiệm được tiến hành như sau:

-  Mẫu nước mang về tiến hành phân lập Vibrio sp. trên môi trường TCBS. Cấy khuẩn phân lập 5 đĩa. Chuẩn bị môi trường BHIB: Cân theo công thức ghi trên hộp, hòa tan trong nước cất cho đến khi tan hoàn toàn, hấp khử trùng. Sau đó, cho vào 14 ống nghiệm, mỗi ống 1,98 mL.

  -Chuẩn bị ống đục chuẩn Mc Farland 0.5.

  -Chuẩn bị dung dịch Aqua Clean pha loãng ở các nồng độ 0.1, 0.25, 0.5, 0.75, 1.0, 1.25, 1.5, 1.75, 2.0, 2.25, 2.5, 2.75 và 3.0 ppm.

  -Pha huyền phù vi khuẩn sau khi phân lập (sử dụng cả 2 dạng khuẩn lạc xanh và vàng với tỷ lệ 1 vàng 1 xanh): So sánh và điều chỉnh huyền phù vi khuẩn tương đương độ đục Mc Farland 0.5.

  -Đánh dấu 14 ống nghiệm (1-14), cho môi trường BHIB vào các ống (1,98 mL/ống). Từ ống 1-13 cho vào dung dịch Aqua Clean (2mL/ống) với các nồng độ pha loãng khác nhau, ống 14 không cho dung dịch Aqua Clean mà cho vào 2 mL nước muối sinh lý làm đối chứng. Từ ống 1-14 cho vào mỗi ống 0,02 mL huyền phù vi khuẩn.

  -Số lần lặp lại: Thực hiện lặp lại 3 lần.

-Lắc đều ống nghiệm, ủ trong vòng 24 giờ với nhiệt độ 30oC, sau đó đọc kết quả.

MIC của Aqua Clean đối với vi khuẩn Vibrio sp

d. Kết quả

  MIC (nồng độ ức chế tối thiểu) của Aqua Clean lên vi khuẩn Vibrio sp. là 0,2±0,05 ppm.

  Từ đó, thí nghiệm sẽ chọn 5 dãy nồng độ là 0,5 ppm, 1 ppm, 1,5 ppm, 2 ppm và 2,5 ppm để tiến hành thử nghiệm khả năng diệt khuẩn của Aqua Clean với qui mô phòng thí nghiệm.

Khả năng diệt khuẩn và mật độ khuẩn lạc Vibrio sp. (CFU/mL) khi sử dụng sản phẩm Aqua clean:

 

Thời gian

sau sử dụng

 

Mật độ vi khuẩn Vibrio sp. (CFU/mL)

 

0,5 ppm

 

1,0 ppm

 

1,5 ppm

 

2,0 ppm

 

2,5 ppm

sau 2 giờ

346,7 ± 92,6b

0,00 ± 0,00a

220,0 ± 20,0a

33,3 ± 24,0a

6,67 ± 6,67a

sau 6 giờ

20,0 ± 0,00a

20,0 ± 11,5a

0,00 ± 0,00a

0,00 ± 0,00a

0,00 ± 0,00a

sau 12 giờ

120,0 ± 20,0ab

73,3 ± 33,3a

50,0 ± 30,0a

173,3 ± 74,2a

53,3 ± 24,0a

sau 24 giờ

60,0 ± 20,0a

90,0 ± 10,0a

146,7 ± 107.3a

1080,0 ± 802,9a

73,3 ± 24,0a

 Sau 48 giờ

46,7 ± 37,1a

20,0 ± 11,5a

60,0± 20,0a

93,3 ± 54,6a

13,3 ± 13,3a

Bảng 1: Mật độ vi khuẩn (CFU/mL)/thời gian Vbrio sp. của các nồng độ khác nhau theo thời gian

  Qua bảng 1 ta thấy được, mật độ khuẩn lạc khi sử dụng Aqua Clean tại các thời gian khác nhau trên tất cả các nồng đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Tại thời điểm (6, 12, 24 và 48 giờ) ta thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,01) giữa các nồng độ.

 

Thời gian sau sử dụng

 

Tỷ lệ diệt khuẩn (%) ở các nồng độ khác nhau

0,5 ppm

1,0 ppm

1,5 ppm

2,0 ppm

2,5 ppm

Sau 2 giờ

-31,6 ± 35,2a

100 ± 0,00b

16,5 ± 7,59ab

87,3 ± 9,13b

97,5 ± 2,53b

Sau 6 giờ

92,4 ± 0,00a

92,4 ± 4,38a

100 ± 0,00a

100 ± 0,00a

100 ± 0,00a

Sau 12 giờ

54,4 ± 7,59a

72,2 ± 12,7a

81,0 ± 11,4a

34,2 ± 28,2a

79,7 ± 9,13a

Sau 24 giờ

77,2 ± 7,59a

65,8 ± 3,80a

44,3 ± 40,7a

-310,1 ± 304,9a

72,2 ± 9,13a

Sau 48 giờ

82,3 ± 14,1a

92,4 ± 4,38a

77,2 ± 7,59a

64,6 ± 20,7a

94,9 ± 5,06a

Bảng 2: Tỷ lệ diệt khuẩn Vibrio sp. của sản phẩm Aqua Clean ở các nồng độ khác nhau theo thời gian

Tỉ lệ diệt khuẩn ở các nồng độ sau mỗi giờ khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Nồng độ 1,0 ppm ở thời gian 2 giờ  khả năng diệt khuẩn đạt cao nhất (100%) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01) so với nồng độ 0,5 ppm nhưng không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,01) so với các nồng độ còn lại. Vì vậy càng chứng minh rõ hơn ở thời điểm 2 giờ Aqua clean nồng độ 1,0 ppm có khả năng diệt khuẩn mạnh và hiệu quả nhất.

 Sau 6 giờ nhìn chung, khả năng diệt khuẩn ở các nồng độ có xu hướng tăng lên dao động (92,4% - 100%) không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,01) ở tất cả các nồng độ. Vào thời điểm 12 giờ và 24 giờ khả năng diệt khuẩn ở tất cả các nồng độ không có sự khác biệt (p>0,01).

Tại thời điểm 48 giờ, khả năng diệt khuẩn ở tất cả các nồng độ không có sự biến động đáng kể, dao động trong khoảng (64,6% - 94,9%) không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,01).

KẾT LUẬN CHUNG SAU THÍ NGHIỆM:

Aqua Clean khi sử dụng ở nồng độ 1,0 – 1,5 ppm thì khả năng diệt khuẩn mạnh và hiệu quả ổn định sau 2 – 48 giờ sử dụng.

Kết thúc 3 phần thí nghiệm về sản phẩm Aqua clean, Tâm Việt sẽ sớm đưa sản phẩm ra thị trường nhằm hỗ trợ bà con tăng năng xuất nuôi trồng thủy sản

TÂM VIỆT – CHẤT LƯỢNG LÀ TRÁCH NHIỆM

Biên tập: Kiều Ngân