Tin Tức

TÂM VIỆT VÀ QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU SẢN PHẨM “AQUA CLEAN”

PHẦN 1: XÁC ĐỊNH NGƯỠNG AN TOÀN CỦA AQUA CLEAN

TÂM VIỆT VÀ QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐƯA “AQUA CLEAN” VÀO ỨNG DỤNG TRONG NUÔI TÔM

Là người bạn thân thiết, luôn sát cánh cùng bà con trong cuộc hành trình chinh phục nghề nuôi tôm. Khó khăn của bà con, cũng chính là những nỗi trăn trở ngày đêm của Tâm Việt. Từ đó, Tâm Việt luôn chú trọng nghiên cứu nhằm đưa ra thị trường những sản phẩm ưu việt với phương châm cải tạo, phục hồi, ổn định môi trường

-  Hiện nay, Tâm Việt đang trong quá trình nghiên cứu, đưa “AQUA CLEAN” vào ứng dụng trong nuôi tôm

-  Aqua clean có những công dụng như sau: Diệt vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng gây bệnh, nhất là vi khuẩn Vibrio sp - một nhóm ký sinh trùng vô cùng nguy hiểm cho tôm

Nhân viên kỹ thuật của Tâm Việt đang nghiên cứu sản phẩm

Vừa qua, Tâm Việt đã tiến hành nghiên cứu nhằm xác định ngưỡng an toàn của sản phẩm AQUA CLEAN tại phòng thí nghiệm của công ty, đặt tại Bình Đại – Bến Tre, quá trình nghiên cứu kéo dài 7 ngày, từ 03/09/2018 đến 10/09/2018

Nhân viên Tâm Việt trong quá trình chuẩn bị thí nghiệm

                     Quá trình bố trí thí nghiệm như sau:

Thí nghiệm được tiến hành trên hệ thống gồm 15 bể với thể tích mỗi bể là 60L/bể.

Nguồn nước sử dụng cho thí nghiệm là nguồn nước ao tại trại nuôi tôm của Tâm Việt, có độ mặn là 7‰. Đo các yếu tố môi như nhiệt độ, kiềm, DO, pH, NH4+/NH3, NO2- trước khi bắt đầu thí nghiệm, đảm bảo các yếu tố chất lượng nước nằm trong khoảng thích hợp cho tôm thẻ phát triển.

Quá trình bố trí thí nghiệm

Mật độ tôm thí nghiệm là 30 con/bể (bể có thể tích 60 lít, chứa 30 lít nước).

Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức (NT) và mỗi NT được lập lại 3 lần.

Nghiệm thức 1 (NT1): Chỉ sử dụng nước ao nuôi tôm, là nghiệm thức đối chứng.

Nghiệm thức 2 (NT2): Nồng độ dung dịch Aqua Clean là 50 mL/m3

Nghiệm thức 3 (NT3): nồng độ dung dịch Aqua Clean là 100 mL/m3

Nghiệm thức 4 (NT4): nồng độ dung dịch Aqua Clean là 150 mL/m3

Nghiệm thức 5 (NT5): nồng độ dung dịch Aqua Clean là 200 mL/m3

Chỉ tiêu theo dõi: Thí nghiệm được tiến hành trong 96 giờ. Ghi nhận số lượng tôm chết trong tại các mốc thời gian 3, 6, 9, 12, 48, 60, 72 và 96 giờ.

Chăm sóc và quản lý tất cả các bể thí nghiệm đều giống nhau. Cho tôm ăn cầm chừng trong quá trình tiến hành thí nghiệm. Sục khí liên tục trong quá trình tiến hành thí nghiệm.

Chỉ tiêu tính toán:  

+ Ghi nhận nồng độ của Aqua Clean gây chết 50% tôm TN của từng bể. Giá trị LC50 của Aqua Clean đối với tôm thẻ được xử lý hồi quy Probit - Log10 (Finney, 1971) trên phần mềm SPSS 16.0.

+ Xác định ngưỡng an toàn (NAT) của Aqua Clean đối với tôm nuôi ở từng thời điểm. Công thức tính như sau:

NAT = LC50* AF

Sau quá trình thí nghiệm, thu được kết quả như sau:

Chỉ tiêu môi trường

Giá trị đo được

Độ mặn (‰)

7

pH

8,0

NO2- (ppm)

0

NH4+/NH3 (ppm)

0

DO (ppm)

5

Qua trên cho thấy, các chỉ tiêu môi trường nước như độ mặn 7‰, pH 8,0, NH4+ là 0 mg/L, NO2- là 0 mg/L, DO là 5 ppm. Theo các nghiên cứu trên cho thấy, các chỉ tiêu môi trường nước như độ mặn, pH, NO2-, NH4+, DO trong thí nghiệm này đều nằm trong khoảng thích hợp cho tôm thẻ phát triển.

Giữa thời gian và giá trị LC50 có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau, mốc thời gian càng lớn thì giá trị LC50 càng giảm. Vì vậy, nghiên cứu tiến hành lập biểu đồ để thấy rõ hơn mối tương quan giữa nồng độ gây chết 50% tôm thí nghiệm và thời gian tiếp xúc. Kết quả được thể hiện trong sau đây

Giá trị LC50 của Aqua Clean ở các thời điểm trong 96 giờ

Qua kết quả từ Bảng 2.2 và Hình 2.1, giá trị LC50 của Aqua Clean đối với tôm thẻ chân trắng 20 ngày tuổi giảm dần theo thời gian, thời gian càng kéo dài thì nồng độ Aqua Clean càng giảm. Giá trị LC50-96 giờ được xác định 5,1 mL/m3.

Từ kết quả thí nghiệm này, ta có thể so sánh với một số kết quả LC50-96 giờ của một số loại hóa chất khác trong các nghiên cứu phía dưới:

  - Theo kết quả của Phạm Thị Hồng (2012), độ độc cấp tính của Edta và khả năng ức chế độc tính của Edta lên tôm thẻ chân trắng PL15 nồng độ LC50 trong 96 giờ là 479 mg/L.

- Nghiên cứu của Lê Minh Mẫn (2013), thử nghiệm độc tính của thuốc trừ sâu (Fenobucarb) trên tôm thẻ chân trắng PL15 nồng độ LC50 trong 96 giờ là 0,0526 mg/L.

- Đồng thời Trần Lê Thúy Vy (2013), đã xác định độ độc cấp tính của Hexaconazole trên tôm thẻ chân trắng PL15 nồng độ LC50 trong 96 giờ 2,97 µg/L.

Từ đó có thể kết luận: Aqua Clean có độ an toàn cho với tôm nuôi cao hơn so với các loại hóa chất khác rất nhiều. Sử dụng Aqua Clean với liều dùng ≤ 4,5 mL/m3 (tương đương 4,5 ppm) sẽ an toàn cho tôm nuôi.

Sau quá trình nghiên cứu, công ty sẽ sớm ra mắt sản phẩm, để AQUA CLEAN cùng bà con gia tăng năng xuất nuôi trồng thủy sản.

Số liệu, thông tin: Thanh Hằng

Biên tập: Kiều Ngân